Öborn, Ingrid
- Department of Crop Production Ecology, Swedish University of Agricultural Sciences
Other publication2023Open access
Öborn, Ingrid; Dahlin, Sigrun; La, Nguyen
Việc đốt tàn dư cây trồng dẫn đến phát thải khí nhà kính (GHG), làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Nó tạo ra khói làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người và động vật.
Cacbon là thành phần quan trọng của chất hữu cơ trong đất, chất hữu cơ cũng là một nguồn dinh dưỡng và cũng cần thiết để đất có khả năng giữ/ liên kết các chất dinh dưỡng và nước và cung cấp cho cây trồng. Chất hữu cơ trong đất bị phân hủy theo thời gian và phải được cân bằng bằng nguồn đầu vào hàng năm, chủ yếu thông qua tàn dư thực vật và cỏ dại. Đốt tàn dư thực vật dẫn đến giảm lượng chất hữu cơ đầu vào và do đó làm giảm chất hữu cơ trong đất theo thời gian.
Chất hữu cơ trong đất rất quan trọng đối với chất lượng đất. Nó tăng cường cấu trúc của đất liên quan đến khả năng hấp thu, thông thoáng, giữ nước khi mưa và được tưới, và sau đó cung cấp cho rễ cây cả nước và không khí. Điều này giúp cây trồng đối phó với cả tình trạng khô hạn hay úng khi mưa lớn. Ngược lại, chất hữu cơ trong đất giảm làm cho cây trồng dễ bị ảnh hưởng, dễ bị thiếu nước khi hạn hán kéo dài hay thừa khi mưa quá lớn. Đốt làm tăng xói mòn trên các sườn dốc do làm đất mất cấu trúc và mất lớp che phủ bảo vệ.
Việc đốt cháy dẫn đến làm thất thoát trực tiếp chất dinh dưỡng theo khói, và do đó cần thêm một lượng phân bón trả lại cho đất. Việc mất chất hữu cơ trong đất cũng dẫn đến giảm khả năng giữ các chất dinh dưỡng ở trạng thái cây trồng có thể sử dụng được và việc quản lý chất dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn.
Có rất ít dữ liệu về mức độ mất chất dinh dưỡng khi đốt tàn dư thực vật, đốt tàn dư cây trồng và cỏ dại hiện tại là thực hành phổ biến của nông dân ở Tây Bắc Việt Nam. Những dữ liệu như vậy cần xác định để giúp cải thiện biện pháp canh tác.
Publisher: ICRAF
SDG2 Zero hunger
SDG12 Responsible consumption and production
SDG15 Life on land
Agricultural Science
Soil Science
https://res.slu.se/id/publ/140562