Van Hung, Do
- Department of Crop Production Ecology, Swedish University of Agricultural Sciences
- World Agroforestry (ICRAF)
Other publication2023Open access
La, Nguyen; Van Hung, Do; Pham, Huu Thuong
Ruộng bậc thang có hiệu quả trong việc giảm tổn thất xói mòn đất đồng thời duy trì độ ẩm của đất, bảo vệ chất lượng cảnh quan và tăng giá trị của đất (Foster, 2004). Ruộng bậc thang rút ngắn độ dốc, giúp ngăn ngừa xói mòn và sự phân chia các sườn dốc giúp ngăn chặn dòng chảy bề mặt (Koomson và cộng sự, 2020). Thay vì thiết kế các bậc thang trên đất nương rẫy, có thể lựa chọn cách tiếp cận tạo ra các bậc thang theo thời gian bằng cách kết hợp với thảm thực vật, ví dụ: dải cỏ và cây bụi/cây trồng dọc theo đường đồng mức (Đỗ và cộng sự, 2023). Tất cả các loại cây, hoa màu và các loài cỏ được trồng trên đường đồng mức đều có thể được sử dụng cho mục đích này. Chúng hỗ trợ việc hình thành các bậc thang thông qua chức năng như những rào cản vật lý giúp chống xói mòn và được coi là một kỹ thuật bảo tồn đất tốn ít chi phí (Tripp, 2017; Wojtkowski, 2008). Do đó, kiểu hình thành bậc thang ‘tự nhiên’ này có thể là một thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xanh, và như một cách tiếp cận dựa vào thiên nhiên để sử dụng đất bền vững (Simelton và cộng sự, 2021). Ruộng bậc thang được phát triển ở những vùng có độ dốc lớn, khi kết hợp với các kỹ thuật nông nghiệp khác, có tiềm năng gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp và cải thiện hiệu quả sử dụng nước (Chai và cộng sự, 2014).
Lượng đất mặt do bị xói mòn và hình thành ruộng bậc thang có thể được tính toán và đo lường, điều này có thể giúp xác định mức độ canh tác trên các ruộng bậc thang đóng góp ngăn ngừa xói mòn đất và bảo tồn đất tốt như thế nào.
Publisher: ICRAF
SDG2 Zero hunger
SDG12 Responsible consumption and production
SDG15 Life on land
Soil Science
Agricultural Science
https://res.slu.se/id/publ/140565